1.
Người ta nói nhiều đến xã hội dân sự (XHDS) trong thời gian gần đây, có
nguồn gốc tiếng Pháp là société civile, tiếng Nga là Grazdanskoe
obchtsestvo, tiếng Anh là civil society và cũng có nhiều cách hiểu khác
nhau. Một cách nhìn tổng quát XHDS là khu vực hình thành tự phát từ
những nhóm, cộng đồng người có chung lợi ích nhu cầu, sở thích, giới
tính, chính kiến, nghề nghiệp… Do đó
XHDS có lịch sử từ xa xưa khi con người biết tụ tập kết nối kiểu phường
hội, nguồn gốc, khởi thuỷ của XHDS có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến
cho rằng từ thời nô lệ, từ khi có nhà nước là đã có sự hình thành nhóm
đối tác hoặc đối trọng dù là tự phát manh mún, cũng có ý kiến cho rằng
XHDS chỉ hình thành thời kỳ phong kiến 5000 - 7000 năm kiểu gia tộc,
liên gia phường hội buôn bán hoặc giao lưu văn hoá hội hè.
Theo công trình nghiên cứu “Cơ sở triết học của việc xây dựng xã hội dân sự”của Tiến sỹ Vũ Mạnh Toàn, Xã hội dân sự có thể được hiểu và sử dụng ở năm nghĩa cơ bản sau:Một là, “XHDS” (civil), văn minh được dùng để đối lập với “xã hội không dân sự”, “ xã hội không văn minh”. Hai là, “xã hội dân sự” được dùng để đối lập với “xã hội chính trị”, “xã hội quân sự”, “xã hội độc tài”, “xã hội toàn trị”. Ba là, “XHDS” được hiểu là hiện tượng thuộc xã hội cổ đại - công xã công dân. Bốn là, “XHDS” được giải thích là “xã hội tư bản”, xã hội mà ở đó lĩnh vực các công việc và lợi ích tư (lợi ích cá nhân) không bị chịu sự tác động trực tiếp của các thiết chế nhà nước, trở thành hoạt động sống của con ngườimang tính tự chủ, không phụ thuộc một cách trực tiếp vào Nhà nước. Năm là, “XHDS” được hiểu là “các tổ chức dân sự”, “các tổ chức phi nhà nước”, “các tổ chức phi chính phủ”, “tổng thể các thiết chế phi nhà nước”.
Mặc dù còn có sự khác nhau nhiều về khái niệm của XHDS nhưng khái quát lại, XHDS có các đặc trưng cơ bản sau:
- Là tổ chức ở ngoài Nhà nước, là đối tác với Nhà nước.
- Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện (có tổ chức).
- Tự chủ, độc lập về tài chính (tự trang trải).
- Quy mô, hình thức tồn tại, các thiết chế tổ chức cũng rất đa dạng.
- Mục tiêu chung là vì sự phát triển của cộng đồng, phần lớn là tổ chức không vì lợi nhuận (non profit).
Do vậy, không thể phủ nhận, XHDS là một bước tiến của loài người trong tổ chức của cộng đồng bên cạnh sự tiến bộ của các thiết chế Nhà nước ngày càng hợp lý (Nhà nước từ cai trị sang phục vụ, Nhà nước của dân,do dân, vì dân…) thì xã hội cũng hình thành một loại các thiết chế xã hội đa dạng phong phú hợp với xu thế phát triển mà các lý luận về CNXH của Chủ nghĩa Mác đã nói: Nhà nước sẽ nhỏ đi và xã hội sẽ lớn lên. Vai trò của tự quản trong cộng đồng mạnh lên là một chặng đường thăng tiến đáng kể của nhân loại. Vai trò tự quản ấy chính là nằm ở các tổ chức xã hội với các thiết chế riêng bên cạnh thiết chế Nhà nước đó là các nhân tố bộ phận hợp thành XHDS.
Việt Nam ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về XHDS, nhiều cơ quan bạn ngành đang đề xuất lộ trình xây dựng, phát triển XHDS trong từng lĩnh vực mình quản lý. Có thể kể các bộ phận, nhân tố của XHDS ở ta hiện nay gồm có:
a/ Các tổ chức xã hội có tính đại diện giới, ở Việt Nam còn gọi là các tổ chức quần chúng hay là các tổ chức chính trị xã hội (Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội người cao tuổi…).
b/ Các tổ chức xã hội có tính đại diện nghề nghiệp, ngành, lĩnh vực (các Hội và Liên hiệp Hội thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoạ nghệ thuật, các Hội nghề nghiệp…). Ở Việt Nam thường gọi là các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp hay là các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
c/ Các tổ chức phi chính phủ NGO (Non - Govermantal - Organization). Số lượng NGO ở Việt Nam hiện nay đã lên đến con số hàng ngàn tổ chức đang đặng ký và hoạt động hợp pháp. Riêng NGO quốc tế tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 530 đang hoạt động (với 150 NGO có văn phòng - Theo danh bạ NGO quốc tế 2003-2005. Payne 2004)
d/ Các phương tiện truyền thông đại chúng ngoài Nhà nước, các nhà xuất bản, các đài, báo… kể cả của tư nhân và các nhóm không chính thức. Người ta thường gọi là quyền lực thứ tư bên cạnh 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
đ/ Các tổ chức từ thiện của tôn giáo và tổ chức tín ngưỡng. Có nhiều tổ chức dùng ngân sách của Tôn giáo và các tài trợ tư nhân thành lập các quỹ từ thiện, nhân đạo.
e/ Các pháp nhân cá nhân và mối quan hệ liên cá nhân thành các nhóm nhỏ xã hội không chính thức. Theo nhà nghiên cứu Việt Phương, ông cho rằng "phần cá nhân từng người là 1 phạm trù và một thực tế riêng rất quan trọng không nằm trong XHDS chỉ có thành quả và những hr của các nhân đó mới thuộc về XHDS".
Như vậy, có thể thấy, XHDS đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hơn bao giờ hết. Trong giáo trình giảng dạy sinh viên Đại học, Cao đẳng nêu rõ các vai trò quan trọng của XHDS (1) là cầu nối các cá nhân với nhà nước; (2) tham gia hoạch định và phối hợp với nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước; (3) tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước; (4) góp phần phát huy các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất và luận giải một số phương hướng, biện pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển XHDS ở Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ của LHQ tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2000 về việc thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ: "Tạo thêm cơ hội cho khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự nói chung, để họ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu và chương trình của Liên hợp quốc" (mục VIII điều 31, nghị quyết số 55/2 tuyên bố của LHQ thông qua ngày 8 tháng 9 năm 2000). Sau 5 năm Việt Nam cũng đã có báo cáo tổng quan thực hiện các mục tiêu này.
2. Tuy nhiên với tính chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự quản, không thuần nhất, bản thân XHDS có không ít những hạn chế và thách thức nhất định.
Là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hoá luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các “lệ” riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chính Ngân hàng Thế giới từng cảnh báo rằng “Không phải mọi tổ chức của xã hội công dân đều có tinh thần trách nhiệm đầy đủ, hoặc là với những thành viên riêng của họ hoặc là với công chúng nói chung. Và mặc dù một số nhóm có thể rất to mồm, những lợi ích mà họ đại diện có thể không được phân chia một cách rộng rãi”. Và “Có một số tổ chức NGO được tạo ra một cách cơ hội, để tiến cử những lợi ích hẹp hòi và những thành viên có cùng đặc quyền đặc lợi, thường làm thiệt hại cho những người không có tiếng nói và yếu thế” (Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.1998. tr 139 và tr 144). Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng cảnh báo “Các tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc, và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng” (Ngân hàng Phát triển châu Á: Phục vụ và duy trì, cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh.NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.2003. tr 613).
Bởi vậy Nhà nước ta đã ban hành hàng chục văn bản pháp luật quản lý việc lập/đăng ký hoạt động của các loại hội, nhóm (4).
3. Lấy danh nghĩa là kêu gọi thành lập Diễn đàn xã hội dân sự mà không dám/né tránh đưa ra được khái niệm, đặc trưng cơ bản nhất của XHDS, song nội dung bao trùm là lên án chính quyền đàn áp và đề cao các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu “Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ”; “đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”. Mục đích chính của Diễn đàn này nhằm “chuyển đổi thể chế chính trị” mà họ cho là “chế độ toàn trị” cũng như dừng việc thông qua bản sửa đổi Hiến pháp để thảo luận thêm.
Như vậy, nội hàm của Diễn đàn này là nơi bày tỏ chính kiến của các nhóm, tổ chức phản đối bản dự thảo Hiến pháp cũng như ngăn cản việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã trải qua quá trình vận động/lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan…từ đầu năm 2013 đến nay. Vậy việc lấy tên gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” phải chăng là lại một sự MẠO DANH/TIẾM DANH kiểu mới nữa chăng? Bản chất là một sự đánh lận/lợi dụng một danh nghĩa tốt đẹp, đáng được ủng hộ/phát triển là “xã hội dân sự” cho hình thành một nhóm/diễn đàn tập hợp lực lượng, quy tụ ý kiến phá hoại việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, phá hoại thể chế chính trị hiện nay.
Có vẻ như phương thức/cách làm cũng không khác mấy việc núp dưới danh nghĩa đòi trả tự do/công lý cho “nhà đấu tranh dân chủ” Lê Quốc Quân để BẢO KÊ bất chấp việc ông này đang bị khởi tố, xét xử về tội danh hình sự “Trốn thuế” theo Điều 161 BLHS.
Cũng không khác là mấy với việc nhóm Tuyên bố 258 tự nhận là Mạng lưới Blogger Việt Nam đi vận động quốc tế can thiệp “đấu tranh nhân quyền” cho hơn 100 người ký tên, đòi hủy bỏ Điều 258, không ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ.
Nguyễn Ngọc Bích/ Nguồn tại Đây
Tư liệu tham khảo:
(1) Cơ sở triết học của việc xây dựng xã hội dân sự
(2) Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự
(3) Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc. Viện VIDS
(4) Tổng quan về các tổ chức XHDS TổQuốc Việt Nam
Theo công trình nghiên cứu “Cơ sở triết học của việc xây dựng xã hội dân sự”của Tiến sỹ Vũ Mạnh Toàn, Xã hội dân sự có thể được hiểu và sử dụng ở năm nghĩa cơ bản sau:Một là, “XHDS” (civil), văn minh được dùng để đối lập với “xã hội không dân sự”, “ xã hội không văn minh”. Hai là, “xã hội dân sự” được dùng để đối lập với “xã hội chính trị”, “xã hội quân sự”, “xã hội độc tài”, “xã hội toàn trị”. Ba là, “XHDS” được hiểu là hiện tượng thuộc xã hội cổ đại - công xã công dân. Bốn là, “XHDS” được giải thích là “xã hội tư bản”, xã hội mà ở đó lĩnh vực các công việc và lợi ích tư (lợi ích cá nhân) không bị chịu sự tác động trực tiếp của các thiết chế nhà nước, trở thành hoạt động sống của con ngườimang tính tự chủ, không phụ thuộc một cách trực tiếp vào Nhà nước. Năm là, “XHDS” được hiểu là “các tổ chức dân sự”, “các tổ chức phi nhà nước”, “các tổ chức phi chính phủ”, “tổng thể các thiết chế phi nhà nước”.
Mặc dù còn có sự khác nhau nhiều về khái niệm của XHDS nhưng khái quát lại, XHDS có các đặc trưng cơ bản sau:
- Là tổ chức ở ngoài Nhà nước, là đối tác với Nhà nước.
- Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện (có tổ chức).
- Tự chủ, độc lập về tài chính (tự trang trải).
- Quy mô, hình thức tồn tại, các thiết chế tổ chức cũng rất đa dạng.
- Mục tiêu chung là vì sự phát triển của cộng đồng, phần lớn là tổ chức không vì lợi nhuận (non profit).
Do vậy, không thể phủ nhận, XHDS là một bước tiến của loài người trong tổ chức của cộng đồng bên cạnh sự tiến bộ của các thiết chế Nhà nước ngày càng hợp lý (Nhà nước từ cai trị sang phục vụ, Nhà nước của dân,do dân, vì dân…) thì xã hội cũng hình thành một loại các thiết chế xã hội đa dạng phong phú hợp với xu thế phát triển mà các lý luận về CNXH của Chủ nghĩa Mác đã nói: Nhà nước sẽ nhỏ đi và xã hội sẽ lớn lên. Vai trò của tự quản trong cộng đồng mạnh lên là một chặng đường thăng tiến đáng kể của nhân loại. Vai trò tự quản ấy chính là nằm ở các tổ chức xã hội với các thiết chế riêng bên cạnh thiết chế Nhà nước đó là các nhân tố bộ phận hợp thành XHDS.
Việt Nam ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về XHDS, nhiều cơ quan bạn ngành đang đề xuất lộ trình xây dựng, phát triển XHDS trong từng lĩnh vực mình quản lý. Có thể kể các bộ phận, nhân tố của XHDS ở ta hiện nay gồm có:
a/ Các tổ chức xã hội có tính đại diện giới, ở Việt Nam còn gọi là các tổ chức quần chúng hay là các tổ chức chính trị xã hội (Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội người cao tuổi…).
b/ Các tổ chức xã hội có tính đại diện nghề nghiệp, ngành, lĩnh vực (các Hội và Liên hiệp Hội thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoạ nghệ thuật, các Hội nghề nghiệp…). Ở Việt Nam thường gọi là các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp hay là các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
c/ Các tổ chức phi chính phủ NGO (Non - Govermantal - Organization). Số lượng NGO ở Việt Nam hiện nay đã lên đến con số hàng ngàn tổ chức đang đặng ký và hoạt động hợp pháp. Riêng NGO quốc tế tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 530 đang hoạt động (với 150 NGO có văn phòng - Theo danh bạ NGO quốc tế 2003-2005. Payne 2004)
d/ Các phương tiện truyền thông đại chúng ngoài Nhà nước, các nhà xuất bản, các đài, báo… kể cả của tư nhân và các nhóm không chính thức. Người ta thường gọi là quyền lực thứ tư bên cạnh 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
đ/ Các tổ chức từ thiện của tôn giáo và tổ chức tín ngưỡng. Có nhiều tổ chức dùng ngân sách của Tôn giáo và các tài trợ tư nhân thành lập các quỹ từ thiện, nhân đạo.
e/ Các pháp nhân cá nhân và mối quan hệ liên cá nhân thành các nhóm nhỏ xã hội không chính thức. Theo nhà nghiên cứu Việt Phương, ông cho rằng "phần cá nhân từng người là 1 phạm trù và một thực tế riêng rất quan trọng không nằm trong XHDS chỉ có thành quả và những hr của các nhân đó mới thuộc về XHDS".
Như vậy, có thể thấy, XHDS đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hơn bao giờ hết. Trong giáo trình giảng dạy sinh viên Đại học, Cao đẳng nêu rõ các vai trò quan trọng của XHDS (1) là cầu nối các cá nhân với nhà nước; (2) tham gia hoạch định và phối hợp với nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước; (3) tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước; (4) góp phần phát huy các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất và luận giải một số phương hướng, biện pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển XHDS ở Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ của LHQ tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2000 về việc thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ: "Tạo thêm cơ hội cho khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự nói chung, để họ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu và chương trình của Liên hợp quốc" (mục VIII điều 31, nghị quyết số 55/2 tuyên bố của LHQ thông qua ngày 8 tháng 9 năm 2000). Sau 5 năm Việt Nam cũng đã có báo cáo tổng quan thực hiện các mục tiêu này.
2. Tuy nhiên với tính chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự quản, không thuần nhất, bản thân XHDS có không ít những hạn chế và thách thức nhất định.
Là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hoá luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các “lệ” riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chính Ngân hàng Thế giới từng cảnh báo rằng “Không phải mọi tổ chức của xã hội công dân đều có tinh thần trách nhiệm đầy đủ, hoặc là với những thành viên riêng của họ hoặc là với công chúng nói chung. Và mặc dù một số nhóm có thể rất to mồm, những lợi ích mà họ đại diện có thể không được phân chia một cách rộng rãi”. Và “Có một số tổ chức NGO được tạo ra một cách cơ hội, để tiến cử những lợi ích hẹp hòi và những thành viên có cùng đặc quyền đặc lợi, thường làm thiệt hại cho những người không có tiếng nói và yếu thế” (Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.1998. tr 139 và tr 144). Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng cảnh báo “Các tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc, và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng” (Ngân hàng Phát triển châu Á: Phục vụ và duy trì, cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh.NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.2003. tr 613).
Bởi vậy Nhà nước ta đã ban hành hàng chục văn bản pháp luật quản lý việc lập/đăng ký hoạt động của các loại hội, nhóm (4).
3. Lấy danh nghĩa là kêu gọi thành lập Diễn đàn xã hội dân sự mà không dám/né tránh đưa ra được khái niệm, đặc trưng cơ bản nhất của XHDS, song nội dung bao trùm là lên án chính quyền đàn áp và đề cao các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu “Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ”; “đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”. Mục đích chính của Diễn đàn này nhằm “chuyển đổi thể chế chính trị” mà họ cho là “chế độ toàn trị” cũng như dừng việc thông qua bản sửa đổi Hiến pháp để thảo luận thêm.
Như vậy, nội hàm của Diễn đàn này là nơi bày tỏ chính kiến của các nhóm, tổ chức phản đối bản dự thảo Hiến pháp cũng như ngăn cản việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã trải qua quá trình vận động/lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan…từ đầu năm 2013 đến nay. Vậy việc lấy tên gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” phải chăng là lại một sự MẠO DANH/TIẾM DANH kiểu mới nữa chăng? Bản chất là một sự đánh lận/lợi dụng một danh nghĩa tốt đẹp, đáng được ủng hộ/phát triển là “xã hội dân sự” cho hình thành một nhóm/diễn đàn tập hợp lực lượng, quy tụ ý kiến phá hoại việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, phá hoại thể chế chính trị hiện nay.
Có vẻ như phương thức/cách làm cũng không khác mấy việc núp dưới danh nghĩa đòi trả tự do/công lý cho “nhà đấu tranh dân chủ” Lê Quốc Quân để BẢO KÊ bất chấp việc ông này đang bị khởi tố, xét xử về tội danh hình sự “Trốn thuế” theo Điều 161 BLHS.
Cũng không khác là mấy với việc nhóm Tuyên bố 258 tự nhận là Mạng lưới Blogger Việt Nam đi vận động quốc tế can thiệp “đấu tranh nhân quyền” cho hơn 100 người ký tên, đòi hủy bỏ Điều 258, không ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ.
Nguyễn Ngọc Bích/ Nguồn tại Đây
Tư liệu tham khảo:
(1) Cơ sở triết học của việc xây dựng xã hội dân sự
(2) Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự
(3) Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc. Viện VIDS
(4) Tổng quan về các tổ chức XHDS TổQuốc Việt Nam
========
Xem thêm bà cùng tác giảDiễn đàn xã hội dân sự là gì?
Vừa qua nhóm nhân sỹ trí thức zân chủ “quen thuộc” lại cho ra một bản Tuyên bố Thực thi quyền dân sự và chính trị trong đó kêu gọi “khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa” mang tên “Diễn đàn Xã hội dân sự”.
Yêu sách của Diễn đàn xã hội dân sự là “yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền” và “Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.”
Một Diễn đàn với tên gọi “xã hội dân sự” nhưng không đưa ra được một nhận thức, một khái niệm, một cách hiểu về xã hội dân sự để làm đường đi, phương hướng hoạt động phải chăng là sự đánh lận, đánh tráo bản chất tốt đẹp của xã hội dân sự để phục vụ ý đồ đen tối của những người khởi xướng?
Một Diễn đàn mang tên “xã hội dân sự” lại được hình thành từ một bản Tuyên bố đòi “Thực thi quyền dân sự và chính trị” tưởng như chẳng dây mơ rễ má, khiên cưỡng, cố lắp ghép vào nhau phải chăng muốn hướng đến một thủ thuật gây dựng thành viên giống như diễn đàn Bô xit trước đây?
Một Diễn đàn mang danh “xã hội dân sự” mà phạm vi, thành phần tham gia đã được khoanh cắt chỉ là “các tổ chức và nhóm như Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v.,” phải chăng chỉ là “sân chơi” của các nhóm “đấu tranh dân chủ”, đòi xóa bỏ thể chế, chứ không phải là các tổ chức, nhóm hình thành tự phát từ những người có chung lợi ích nhu cầu, sở thích, giới tính, chính kiến, nghề nghiệp…như cách nhìn nhận phổ quát hiện nay?
Một Diễn đàn mang danh “xã hội dân dự” mà bản Tuyên bố từ đầu chí cuối chỉ độc diễn..vấn đề Hiến pháp?
Một Diễn đàn "xã hội dân sự" mà những người khởi xướng chỉ có cái cụm từ cụt ngủn “ Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự”, sau đó là danh sách ký tên, vậy “bóng ma” nào đang thực sự điều khiển, vận hành diễn đàn này? Ai chịu trách nhiệm cho nó? Đây là phải chăng là hành xử quen thuộc của nhóm mang danh “Nhân sỹ trí thức”?
Chưa nói đến quan điểm, thái độ chính trị, lối hành văn khá rối rắm của bản “mang tiếng” là Tuyên bố này, song với vô vàn những vấn đề nêu trên rất đáng để mỗi chúng ta đi tìm hiểu: Bản chất của cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” kia là gì?
Nguyễn Ngọc Bích