Hương Lan Lê
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258"Trả lời thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên”
Vừa qua chúng tôi VÔ TÌNH đọc được thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” ký tên 20 thành viên của nhóm “Tuyên bố 258” trên một số blog, facebook phía bên các bạn nhóm “Tuyên bố 258”. Cũng vì chúng tôi không trực tiếp được các bạn gửi đến trang blog/facebook của HỘI nên băn khoăn, liệu đây có phải lời mời chân thành không hay là chiêu trò quen thuộc như kiểu bạn Phạm Thanh Nghiên gửi thư cho Võ Khánh Linh nhưng block, không cho bạn Võ Khánh Linh vào gửi thư trả lời, cũng như giả vờ không biết thư trả lời được Võ Khánh Linh “gửi gắm” trên FB bạn Mẹ Nấm Gấu, rồi tự sướng trên Facebook nhà mình vì đối phương không dám “đối thoại”?
Nhưng xét trong thời đại công nghệ thông tin, những chiêu trò, thủ thuật trẻ con đó chẳng đáng đếm xỉa. Khi thư mời đã đăng công khai trên Facebook của các bạn thì chúng tôi cũng nên có tiếng nói và mong rằng thư này sẽ được HIỆN trên Facebook của 20 người ký tên và trang Dân Làm Báo (nơi mà chúng tôi thấy cập nhật khá đầy đủ, sớm nhất những bài viết liên quan đến nhóm Tuyên bố 258” nhưng chưa từng xuất hiện bài viết nào của thành viên HỘI chúng tôi)?
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258" chính thức KHÔNG THỂ và thấy KHÔNG CẦN THIẾT thực hiện lời mời “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” vì những lý do chúng tôi đưa ra sau đây.
Chúng tôi thấy KHÔNG CẦN THIẾT là:
Thứ nhất, lý do và cơ sở để chúng tôi phản bác Tuyên bố 258 đã được chúng tôi nêu rất rõ ràng, rành mạch trong các bản sau:
- LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN VÀO BẢN PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258...
- CỘNG ĐỒNG BLOGGER VIỆT NAM PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258"...
- Thư của cộng đồng nhóm blogger Phản bác "Tuyên bố 258"
Trong đó chúng tôi đã khẳng định Điều 258 Bộ luật Hình sự là đúng đắn, cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức và các cá nhân trong xã hội, là sự bảo vệ lợi ích của đa số trước thiểu số, cá nhân có hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Điều luật này phù hợp với tinh thần Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và các Điều 18,19, 20 trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Quyền Chính trị. Điều luật này là sự cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác. Quan trọng nhất điều luật này được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam, chỉ được thay thế và sửa chữa bởi Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ không một thế lực nào, quốc gia nào hay cơ chế nào có thể can thiệp, chi phối quyền lực của cơ quan đại diện nhân dân Việt Nam này.
Chúng tôi chứng minh rất rõ rằng hành động của nhóm Tuyên bố 258 tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông để vận động họ gây sức ép Nhà nước Việt Nam (không đúng chủ thể) hủy bỏ Điều 258 BLHS là cách thức YÊU NƯỚC CỦA TRẦN ÍCH TẮC, thậm chí nhiều người đã chứng minh và phê phán nặng nề hơn là “cõng rắn cán gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ”…
Thứ hai, các bạn Tuyên bố 258 cho rằng “Những hoạt động vận động này đã được sự đồng tình và hưởng ứng của nhiều công dân Việt Nam. Sự quan tâm cao của quốc tế và việc các cơ quan, đại sứ quán, tổ chức đã gặp và nhận Tuyên bố 258 là một minh chứng cụ thể.” thì chúng tôi đã chứng minh cho các bạn thấy, trong 20 ngày, bản PHẢN BÁC Tuyên bố 258 đã thu được 657 chữ ký hợp lệ (trong số gần 1000 chữ ký) và chúng tôi đã hình thành được Cộng đồng HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258" với những thành viên nhiệt huyết, trẻ trung.
Thứ ba, các thành viên sáng lập, thành viên tích cực của HỘI chúng tôi đã công khai đối thoại, tranh luận, trả lời các bài viết, thậm trí cả đài RFA kể cả trong các tình huống phía các bạn không thực sự cởi mở, dân chủ, tôn trọng chút nào, nếu không muốn nói rằng bì ổi, vô liêm sỉ như thành viên nhóm Tuyên bố 258 Nguyễn Lân Thắng (và khá nhiều thành viên Tuyên bố 258 đã công khai ủng hộ cách thức hành xử của thành viên Nguyễn Lân Thắng), đơm đặt như Đoan Trang và mạng nặng sự hằn học, sỉ nhục của trình độ văn hóa, nhận thức thấp kém như Phạm Thanh Nghiên… Chúng tôi thấy cảnh cửa “đối thoại trên tình thần dân chủ đa nguyên” quá hẹp, cùng lắm mới chỉ dừng ở khẩu hiệu các bạn đưa ra mà ít có khả năng trở thành hiện thực.
Chúng tôi thấy KHÔNG THỂ đối thoại được với các bạn nhóm Tuyên bố 258 vì:
Thứ nhất, các tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính thuộc báo Nhân Dân là nơi chúng tôi không có quan hệ, không biết và không đủ khả năng yêu cầu. Nhà phê bình văn học Đông La không phải là thành viên của HỘI, bác Đông La từ chối ký tên vào bản Phản bác Tuyên bố 258 vì cho rằng KHÔNG ĐÁNG. Bởi vậy chúng tôi không thể NGANG HÀNG mà THẢO LUẬN hay ĐỒNG Ý được với các tác giả trên “về thời gian, địa điểm và những nguyên tắc điều hành thảo luận” với các bạn được. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về HY VỌNG KHÔNG THỂ CÓ này.
Thứ hai, từ lý do căn bản nêu trên nên các bước 2,3,4 được các bạn VẼ ra như “Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam" như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực”, “Các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước đồng đăng tải Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 để nhân dân được biết và có một cái nhìn khách quan” hay “ Bất kể ai quan tâm đều có thể đến tham dự, tự do ghi hình buổi tranh luận và công bố trên mạng truyền thông xã hội” xem ra quá HÃO HUYỀN với chúng tôi và các bạn.
Thứ ba, chúng tôi đánh giá cao và nhận thấy việc báo Nhân dân, Công an nhân dân, Phụ nữ today hay báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đã đưa tin, phản ảnh, bình luận về hoạt động, lập luận tranh luận và phản bác của 2 nhóm Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 là sự quan tâm của báo chí với dư luận xã hội, mặc dù 2 nhóm chúng ta mới chỉ chiếm số lượng rất khiêm tốn trong hàng triệu triệu blogger/facebooker đang sinh hoạt trên mạng xã hội. Thông thường mà thấy những báo lớn, có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội đó chỉ quan tâm đến những vấn đề bức xúc, cấp thiết của đa số nhân dân hay cộng đồng, độc giả của họ, nhưng việc làm này đã chứng tỏ các báo trên thực sự đi sâu sát với thực tiễn cuộc sống, quan tâm hơn đến nhu cầu THIỂU SỐ. Bởi vậy chúng tôi thấy các bạn đưa ra các YÊU CẦU khủng như trên là điều kiện để ĐỐI THOẠI xem như làm khó với chúng tôi, là sự BẤT KHẢ THI. Yêu cầu một trong số các báo trên đã là khó khăn, các bạn còn TƯỞNG TƯỢNG đến cả hệ thống báo chí ĐỒNG ĐĂNG TẢI Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258, chúng tôi nghĩ chắc chỉ có Tổng thống Obama quên đi hiện trạng nước Mỹ hiên nay sang thăm Việt Nam thời điểm nay may chăng có được ĐẶC ÂN đó.
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy lời mời của các bạn là KHÔNG KHẢ THI, có vẻ như nhằm TRÌNH DIỄN là chính. Bởi vậy những mục tiêu như hướng tới “ tinh thần "nhân dân làm chủ" và mỗi công dân đều có quyền lên tiếng về mọi vấn đề liên quan đến đất nước; trong ước muốn xây dựng nền tảng cho một xã hội thực sự dân chủ và đa nguyên ” được tạo dựng, thể hiện trên những nền tảng THIẾU CHÂN THÀNH, THIẾU TÍNH XÂY DỰNG như thế thật đáng lo ngại.
Điều đáng lưu ý nữa là trong danh sách các bạn ký tên, các bạn hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh như Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Sỹ Hoàng, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Châu Văn Thi dùng địa danh “Sài Gòn”. Nếu nói các bạn QUÊN tên địa danh là sự xúc phạm, nhưng ít nhất là các bạn đã thể hiện sự thiếu TÔN TRỌNG TỐI THIỂU trong đề nghị gửi đến chúng tôi và các cơ quan truyền thông, nếu nói nặng nề hơn là sự hoài vọng của các bạn về một chính thể đã CHẾT vì sự PHI NGHĨA, PHẢN BỘI DÂN TỘC của nó đã được chứng minh bằng LỊCH SỬ cha anh ta
Dù đưa ra các lý do nêu trên, nhưng HỘI chúng tôi vẫn sẵn sàng trả lời, đối thoại, tranh luận bất cứ vấn đề gì phía các bạn nêu ra trên tinh thần TÔN TRỌNG lẫn nhau và thể hiện mong muốn đối thoại thực sự. Chúng tôi cũng xin lỗi cho việc trả lời chậm chễ vì lý do đã nêu trên (không được các bạn gửi trực tiếp dù rằng chúng tôi có địa chỉ email, blog, facebook công khai) và mới đây thôi admin Hương Lan Lê của chúng tôi liên tục bị report tài khoản facebook vì chiêu trò rất hạ cấp nào đó.
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258"
Địa chỉ blog: http://
Địa chỉ facebook:
https://www.facebook.com/ groups/1409586975936474/
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com
====
Mời xem thêm:
Thư ngỏ của LS Vũ Văn Tính gửi các bạn mời tranh luận về Điều 258 BLHS
Lời dẫn: Luật sư Vũ Văn Tính hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Paris 2 - Cộng Hòa Pháp. Ông từng có bài viết “Ngôn luận và giới hạn của tự do ngôn luận” được đăng trên Báo Nhân dân. Sau khi hay tin nhóm "Tuyên bố 258" mời ông và đại diện Hội Những người Phản bác "Tuyên bố 258" tham dự một cuộc tranh luận, vừa mới đây, từ Paris, luật sư Vũ Văn Tính có lá thư ngỏ dưới đây. Xin trân trọng gửi đến bạn đọc.
Thư ngỏ gửi các bạn mời tranh luận,
Hôm nay tôi mới đọc trên mạng và biết được rằng mình có tên trong danh sách những người được mời tham gia tranh luận
về điều 258 BLHS của Việt Nam. Tôi có thể không viết thư này vì lời mời
đó thực tế không được gửi trực tiếp đến email cá nhân của tôi nhưng do
phép lịch sự xã giao nên tôi viết thư ngỏ này để chuyển tới các bạn
thông điệp rằng tôi sẽ không tham gia buổi tranh luận. Lý do:
1. Thứ nhất tôi không có thời gian ở Việt Nam: hiện nay tôi đang ở
Paris và công việc nghiên cứu không cho phép tôi nhiều thời gian để về
VN tham gia buổi tranh luận.
2. Thứ hai, theo tôi buổi tranh luận sẽ không thể đi đến một kết quả
như mọi người mong muốn bởi tranh luận là để chỉ ra ai đúng, ai sai có
nghĩa là phải có một bên thứ ba đứng ra làm trọng tài để chỉ ra kết quả
cuối cùng. Đây không phải là một vụ tranh chấp nên không thể đưa nhau ra
tòa hoặc ra trọng tài được mà là tranh luận về một điều luật của một
quốc gia. Như vậy, về lý thuyết, phải có ít nhất 51% số đại biểu Quốc
Hội tham dự với tư cách trọng tài thì may ra buổi tranh luận mới có thể
diễn ra đúng nghĩa. Điều đó là không tưởng. Nếu không có người trọng tài
sẽ làm mất thời gian của các bên vì mỗi bên đều tìm cách bảo vệ quan
điểm của mình và câu chuyên sẽ dễ rơi vào cảnh “sư nói sư phải, vãi nói
vãi hay”, hai bên có thể tranh luận cả năm cũng không thể đi đến hồi
kết.
3. Thứ ba, một điều luật không đơn giản là các con chữ sắp xếp lại
với nhau mà nó là cả một học thuyết pháp lý. Để đưa ra được một học
thuyết như thế vào trong một điều luật đã phải có sự tranh luận của
nhiều luật gia và những người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này và
nhất là phải được đa số đại biểu quốc hội chấp thuận. Như vậy để sửa đổi
hay thay thế một điều trong Bộ luật hình sự cũng phải đòi hỏi ý kiến
của những người có chuyên môn sâu về khoa học hình sự. Bản thân tôi tự
thấy mình chỉ có kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh nên không
muốn đưa ra các ý kiến một cách chủ quan về những vấn đề mà không phải
lĩnh vực chuyên sâu của mình. Ngay như bài viết “Ngôn luận và giới hạn của tự do ngôn luận”
của tôi cũng chỉ đơn thuần mang tính giới thiệu cho bạn đọc một cái
nhìn về tự do ngôn luận của Châu Âu và nước Pháp chứ không phải là một
bài viết mang tính khoa học.
Người ta nói không có điều luật nào đúng hoặc sai, chỉ có hợp lý hay
không hợp lý mà thôi và theo Heghel “cái gì hợp lý thì tồn tại”. Các nhà
lập pháp cũng không thể không biết câu châm ngôn La Mã “cessante
ratione legis cessat ejus disposition” (luật ngừng lại ở nơi ngừng lại
của các lý lẽ). Lấy một ví dụ tại Pháp: vừa qua quốc hội Pháp đã thông
qua luật công nhận hôn nhân đồng giới. Trước đó để phản đối dự luật này
trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn đăng tải các ý kiến của
các luật gia và không chủ nhật nào ở Paris không có biểu tình phản đối,
có những cuộc biểu tình quy mô tới hàng chục ngàn người. Nhiều hiệp hội
dân sự cũng phát động phong trào thu thập chữ ký và gửi thư ngỏ đến hàng
trăm tổ chức quốc tế có trụ sở tại Paris, danh sách những người tham
gia ký tên phản đối thì không thể thống kê được. Thậm chí có người đã tự
tử ngay trước cửa Nhà Thờ Đức Bà Paris để phản đối. Kết quả: điều luật
vẫn được cả hai viện thông qua. Như vậy việc thông qua điều luật đó
không thể không có lý do chính đáng dù cả ngàn người phản đối?
Theo như văn hóa tranh luận mà tôi được biết thì nếu ai cảm thấy một
vấn đề nào đó không hợp lý liên quan đến một điều luật thì có thể viết
các bài viết mang tính khoa học (có lập luận logic, có dẫn chứng, đối
chiếu so sánh với các hệ thống luật pháp khác) nêu ra sự bất hợp lý của
điều luật đó và gửi cho các tạp chí chuyên ngành, các diễn đàn xã hội có
uy tín hoặc gửi thẳng cho các đại biểu quốc hội. Người Việt Nam có câu
“nói phải củ cải cũng phải nghe”, nếu các đại biểu quốc hội thấy hợp lý
thì dù các bạn không yêu cầu người ta cũng sẽ tìm cách đưa vào dự án
luật hoặc dùng các ý kiến của các bài viết đó để tranh luận tại quốc
hội.
Paris, ngày 5 tháng 10 năm 2013.
Luật sư Vũ Văn Tính
Email: tinh.avocat77(a)gmail.com
Luật sư Vũ Văn Tính
Email: tinh.avocat77(a)gmail.com
Đăng đàn tranh luận bảo vệ điều mà mình cho là ĐÚNG.....sao lại không dám...???
Trả lờiXóaSợ thua......vì không có đủ lý luận để bảo vệ cho quan điểm của mình.......hay vì...Quan trên....đập thì đi......hò thì đúng vậy HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258"...???
Thôi tốt nhất lề quê làm VAC đi....như vậy hay hơn là đi múa bút bảo vệ Lũ Quan Thầy tham ô tham nhũng......kiếm vài ba triệu bạc tiền lương do Lũ Tham Quan trả công cho việc múa bút khua môi...........để rồi bán rẻ cả lương tâm.....nhân cách....như vậy xấu hổ lắm HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258" ơi...
Đúng là thằng Ngu ... Bọn tao không thèm tranh luận với bọn BÁN NƯỚC. Có như vậy mà không hiểu.
Trả lờiXóaÔi giời ơi, những cụ nghỉ hưu rồi nghỉ cho khỏe, muốn tạo danh làm gì mà không khéo lại theo lời xúi giục của địch phá hoại cuộc sống con cháu
Trả lờiXóaBạn nói đúng, đừng nên để kẻ địch lợi dụng chống phá đất nước
XóaBọn phản động thường rất sợ những điều luật cản trở bọn chúng hoạt động xuyên tạc; vì những điều luật đó có thể làm cho chúng vào tù bất cứ lúc nào.
Trả lờiXóaBạn nói rất chuẩn, tôi cũng nghĩ như vậy
Xóa