Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Xã hội dân sự là gì?

1. Người ta nói nhiều đến xã hội dân sự (XHDS) trong thời gian gần đây, có nguồn gốc tiếng Pháp là société civile, tiếng Nga là Grazdanskoe obchtsestvo, tiếng Anh là civil society và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Một cách nhìn tổng quát XHDS là khu vực hình thành tự phát từ những nhóm, cộng đồng người có chung lợi ích nhu cầu, sở thích, giới tính, chính kiến, nghề nghiệp… Do đó XHDS có lịch sử từ xa xưa khi con người biết tụ tập kết nối kiểu phường hội, nguồn gốc, khởi thuỷ của XHDS có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng từ thời nô lệ, từ khi có nhà nước là đã có sự hình thành nhóm đối tác hoặc đối trọng dù là tự phát manh mún, cũng có ý kiến cho rằng XHDS chỉ hình thành thời kỳ phong kiến 5000 - 7000 năm kiểu gia tộc, liên gia phường hội buôn bán hoặc giao lưu văn hoá hội hè.

Theo công trình nghiên cứu “Cơ sở triết học của việc xây dựng xã hội dân sự”của Tiến sỹ Vũ Mạnh Toàn, Xã hội dân sự có thể được hiểu và sử dụng ở năm nghĩa cơ bản sau:Một là, “XHDS” (civil), văn minh được dùng để đối lập với “xã hội không dân sự”, “ xã hội không văn minh”. Hai là, “xã hội dân sự” được dùng để đối lập với “xã hội chính trị”, “xã hội quân sự”, “xã hội độc tài”, “xã hội toàn trị”. Ba là, “XHDS” được hiểu là hiện tượng thuộc xã hội cổ đại - công xã công dân. Bốn là, “XHDS” được giải thích là “xã hội tư bản”, xã hội mà ở đó lĩnh vực các công việc và lợi ích tư (lợi ích cá nhân) không bị chịu sự tác động trực tiếp của các thiết chế nhà nước, trở thành hoạt động sống của con ngườimang tính tự chủ, không phụ thuộc một cách trực tiếp vào Nhà nước. Năm là, “XHDS” được hiểu là “các tổ chức dân sự”, “các tổ chức phi nhà nước”, “các tổ chức phi chính phủ”, “tổng thể các thiết chế phi nhà nước”.

Mặc dù còn có sự khác nhau nhiều về khái niệm của XHDS nhưng khái quát lại, XHDS có các đặc trưng cơ bản sau:

- Là tổ chức ở ngoài Nhà nước, là đối tác với Nhà nước.
- Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện (có tổ chức).
- Tự chủ, độc lập về tài chính (tự trang trải).
- Quy mô, hình thức tồn tại, các thiết chế tổ chức cũng rất đa dạng.
- Mục tiêu chung là vì sự phát triển của cộng đồng, phần lớn là tổ chức không vì lợi nhuận (non profit).

Do vậy, không thể phủ nhận, XHDS là một bước tiến của loài người trong tổ chức của cộng đồng bên cạnh sự tiến bộ của các thiết chế Nhà nước ngày càng hợp lý (Nhà nước từ cai trị sang phục vụ, Nhà nước của dân,do dân, vì dân…) thì xã hội cũng hình thành một loại các thiết chế xã hội đa dạng phong phú hợp với xu thế phát triển mà các lý luận về CNXH của Chủ nghĩa Mác đã nói: Nhà nước sẽ nhỏ đi và xã hội sẽ lớn lên. Vai trò của tự quản trong cộng đồng mạnh lên là một chặng đường thăng tiến đáng kể của nhân loại. Vai trò tự quản ấy chính là nằm ở các tổ chức xã hội với các thiết chế riêng bên cạnh thiết chế Nhà nước đó là các nhân tố bộ phận hợp thành XHDS.

Việt Nam ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về XHDS, nhiều cơ quan bạn ngành đang đề xuất lộ trình xây dựng, phát triển XHDS trong từng lĩnh vực mình quản lý. Có thể kể các bộ phận, nhân tố của XHDS ở ta hiện nay gồm có:

a/ Các tổ chức xã hội có tính đại diện giới, ở Việt Nam còn gọi là các tổ chức quần chúng hay là các tổ chức chính trị xã hội (Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội người cao tuổi…).

b/ Các tổ chức xã hội có tính đại diện nghề nghiệp, ngành, lĩnh vực (các Hội và Liên hiệp Hội thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoạ nghệ thuật, các Hội nghề nghiệp…). Ở Việt Nam thường gọi là các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp hay là các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

c/ Các tổ chức phi chính phủ NGO (Non - Govermantal - Organization). Số lượng NGO ở Việt Nam hiện nay đã lên đến con số hàng ngàn tổ chức đang đặng ký và hoạt động hợp pháp. Riêng NGO quốc tế tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 530 đang hoạt động (với 150 NGO có văn phòng - Theo danh bạ NGO quốc tế 2003-2005. Payne 2004)

d/ Các phương tiện truyền thông đại chúng ngoài Nhà nước, các nhà xuất bản, các đài, báo… kể cả của tư nhân và các nhóm không chính thức. Người ta thường gọi là quyền lực thứ tư bên cạnh 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

đ/ Các tổ chức từ thiện của tôn giáo và tổ chức tín ngưỡng. Có nhiều tổ chức dùng ngân sách của Tôn giáo và các tài trợ tư nhân thành lập các quỹ từ thiện, nhân đạo.

e/ Các pháp nhân cá nhân và mối quan hệ liên cá nhân thành các nhóm nhỏ xã hội không chính thức. Theo nhà nghiên cứu Việt Phương, ông cho rằng "phần cá nhân từng người là 1 phạm trù và một thực tế riêng rất quan trọng không nằm trong XHDS chỉ có thành quả và những hr của các nhân đó mới thuộc về XHDS".

Như vậy, có thể thấy, XHDS đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hơn bao giờ hết. Trong giáo trình giảng dạy sinh viên Đại học, Cao đẳng nêu rõ các vai trò quan trọng của XHDS (1) là cầu nối các cá nhân với nhà nước; (2) tham gia hoạch định và phối hợp với nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước; (3) tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước; (4) góp phần phát huy các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất và luận giải một số phương hướng, biện pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển XHDS ở Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ của LHQ tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2000 về việc thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ: "Tạo thêm cơ hội cho khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự nói chung, để họ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu và chương trình của Liên hợp quốc" (mục VIII điều 31, nghị quyết số 55/2 tuyên bố của LHQ thông qua ngày 8 tháng 9 năm 2000). Sau 5 năm Việt Nam cũng đã có báo cáo tổng quan thực hiện các mục tiêu này.

2. Tuy nhiên với tính chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự quản, không thuần nhất, bản thân XHDS có không ít những hạn chế và thách thức nhất định.

Là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hoá luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các “lệ” riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chính Ngân hàng Thế giới từng cảnh báo rằng “Không phải mọi tổ chức của xã hội công dân đều có tinh thần trách nhiệm đầy đủ, hoặc là với những thành viên riêng của họ hoặc là với công chúng nói chung. Và mặc dù một số nhóm có thể rất to mồm, những lợi ích mà họ đại diện có thể không được phân chia một cách rộng rãi”. Và “Có một số tổ chức NGO được tạo ra một cách cơ hội, để tiến cử những lợi ích hẹp hòi và những thành viên có cùng đặc quyền đặc lợi, thường làm thiệt hại cho những người không có tiếng nói và yếu thế” (Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.1998. tr 139 và tr 144). Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng cảnh báo “Các tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc, và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng” (Ngân hàng Phát triển châu Á: Phục vụ và duy trì, cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh.NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.2003. tr 613).

Bởi vậy Nhà nước ta đã ban hành hàng chục văn bản pháp luật quản lý việc lập/đăng ký hoạt động của các loại hội, nhóm (4).

3. Lấy danh nghĩa là kêu gọi thành lập Diễn đàn xã hội dân sự mà không dám/né tránh đưa ra được khái niệm, đặc trưng cơ bản nhất của XHDS, song nội dung bao trùm là lên án chính quyền đàn áp và đề cao các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu “Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ”; “đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”. Mục đích chính của Diễn đàn này nhằm “chuyển đổi thể chế chính trị” mà họ cho là “chế độ toàn trị” cũng như dừng việc thông qua bản sửa đổi Hiến pháp để thảo luận thêm.

Như vậy, nội hàm của Diễn đàn này là nơi bày tỏ chính kiến của các nhóm, tổ chức phản đối bản dự thảo Hiến pháp cũng như ngăn cản việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã trải qua quá trình vận động/lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan…từ đầu năm 2013 đến nay. Vậy việc lấy tên gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” phải chăng là lại một sự MẠO DANH/TIẾM DANH kiểu mới nữa chăng? Bản chất là một sự đánh lận/lợi dụng một danh nghĩa tốt đẹp, đáng được ủng hộ/phát triển là “xã hội dân sự” cho hình thành một nhóm/diễn đàn tập hợp lực lượng, quy tụ ý kiến phá hoại việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, phá hoại thể chế chính trị hiện nay.

Có vẻ như phương thức/cách làm cũng không khác mấy việc núp dưới danh nghĩa đòi trả tự do/công lý cho “nhà đấu tranh dân chủ” Lê Quốc Quân để BẢO KÊ bất chấp việc ông này đang bị khởi tố, xét xử về tội danh hình sự “Trốn thuế” theo Điều 161 BLHS.

Cũng không khác là mấy với việc nhóm Tuyên bố 258 tự nhận là Mạng lưới Blogger Việt Nam đi vận động quốc tế can thiệp “đấu tranh nhân quyền” cho hơn 100 người ký tên, đòi hủy bỏ Điều 258, không ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ.

Nguyễn Ngọc Bích/ Nguồn tại Đây

Tư liệu tham khảo:
(1) Cơ sở triết học của việc xây dựng xã hội dân sự
(2) Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự
(3) Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc. Viện VIDS
(4) Tổng quan về các tổ chức XHDS TổQuốc Việt Nam
 
========
Xem thêm bà cùng tác giả
 
Diễn đàn xã hội dân sự là gì?

Vừa qua nhóm nhân sỹ trí thức zân chủ “quen thuộc” lại cho ra một bản Tuyên bố Thực thi quyền dân sự và chính trị trong đó kêu gọi “khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa” mang tên “Diễn đàn Xã hội dân sự”.

Yêu sách của Diễn đàn xã hội dân sự là “yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền” và “Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.”

Một Diễn đàn với tên gọi “xã hội dân sự” nhưng không đưa ra được một nhận thức, một khái niệm, một cách hiểu về xã hội dân sự để làm đường đi, phương hướng hoạt động phải chăng là sự đánh lận, đánh tráo bản chất tốt đẹp của xã hội dân sự để phục vụ ý đồ đen tối của những người khởi xướng?

Một Diễn đàn mang tên “xã hội dân sự” lại được hình thành từ một bản Tuyên bố đòi “Thực thi quyền dân sự và chính trị” tưởng như chẳng dây mơ rễ má, khiên cưỡng, cố lắp ghép vào nhau phải chăng muốn hướng đến một thủ thuật gây dựng thành viên giống như diễn đàn Bô xit trước đây?

Một Diễn đàn mang danh “xã hội dân sự” mà phạm vi, thành phần tham gia đã được khoanh cắt chỉ là “các tổ chức và nhóm như Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v.,” phải chăng chỉ là “sân chơi” của các nhóm “đấu tranh dân chủ”, đòi xóa bỏ thể chế, chứ không phải là các tổ chức, nhóm hình thành tự phát từ những người có chung lợi ích nhu cầu, sở thích, giới tính, chính kiến, nghề nghiệp…như cách nhìn nhận phổ quát hiện nay?

Một Diễn đàn mang danh “xã hội dân dự” mà bản Tuyên bố từ đầu chí cuối chỉ độc diễn..vấn đề Hiến pháp?

Một Diễn đàn "xã hội dân sự" mà những người khởi xướng chỉ có cái cụm từ cụt ngủn “ Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự”, sau đó là danh sách ký tên, vậy “bóng ma” nào đang thực sự điều khiển, vận hành diễn đàn này? Ai chịu trách nhiệm cho nó? Đây là phải chăng là hành xử quen thuộc của nhóm mang danh “Nhân sỹ trí thức”?

Chưa nói đến quan điểm, thái độ chính trị, lối hành văn khá rối rắm của bản “mang tiếng” là Tuyên bố này, song với vô vàn những vấn đề nêu trên rất đáng để mỗi chúng ta đi tìm hiểu: Bản chất của cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” kia là gì?
Nguyễn Ngọc Bích

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

TREO CỜ RỦ: XIN CÁC BÁO CHÍNH THỐNG ĐỪNG HƯỚNG DẪN SAI QUY ĐỊNH

Chúng tôi cảm ơn bạn đọc đã phát hiện những tờ báo chính thống gần đây đã đăng những bài viết hướng dẫn việc treo cờ rủ trong ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng lại có những "hướng dẫn" sai quy định hiện hành.
 Chan-dung-Dai-tuong-Vo-Nguy-3879-1381367
1- Báo Infonet:
Bạn đọc Công Nông đối thoại 08:29 Ngày 06 tháng 10 năm 2013
Cách đây 3 h báo Infonet - Cơ quan của Bộ TT& TT đăng bài dưới đây. Cái tít này làm người đọc lầm tưởng rằng có cơ quan nhà nước đứng ra "Hướng dẫn"? treo cờ rủ trong Quốc tang Đại tướng VNG, nhưng hóa ra không phải. Tác giả nhặt nhạnh những tấm hình lá cờ rủ công bố ở Google.tienlang nhưng ghi chú loạn xạ khiến người đọc lầm tưởng rằng các cơ quan ở VN VỪA mới đưa ra những hướng dẫn đá nhau...
=======
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hướng dẫn cách treo cờ rủ
Chủ nhật 06/10/2013 05:00
Theo quy định của Việt Nam, khi có quốc tang, cờ treo như bình thường nhưng có kèm theo một dải băng đen phía trên.

Thông tư số 01/2010/TT-BNG ngày 25/7/2010 của Bộ Ngoại giao Việt Nam quy định: Cờ tang được treo cao trên đỉnh cột cờ, phía trên quốc kỳ Việt Nam đính một dải băng đen. Dải băng đen có chiều rộng bằng 01/10 chiều rộng của quốc kỳ, chiều dài tối thiểu bằng 1/2 chiều dài của quốc kỳ.


Theo hướng dẫn của Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Đồng Tháp, khi treo cờ rủ, cần đính vào phía trên Quốc kỳ một vải đen, chiều dài bằng chiều dài của lá Quốc kỳ; chiều rộng bằng 1/10 chiều rộng Quốc kỳ.
......
 2- Báo Giáo dục Việt Nam:
Bạn đọc:
Lại thêm 1 tờ báo lá cải GDVN chép lại bài trên Infonet nhưng lại ghi tên phóng viên là Đỗ Tuyết (Tổng hợp) để rồi một loạt trang web giả mạo lãnh đạo như nguyenphutrong, nguyentandung... chép lại:
=======
Cách treo cờ rủ Lễ tang Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Đỗ Tuyết (tổng hợp)
Chủ nhật 06/10/2013 09:57
(GDVN)
.....

3- Báo Kiến thức: Vâng, mãi chiều hôm qua, báo Kiến Thức vẫn "hiên ngang" cho đăng bài báo với những thông tin sai trái sau:
 Ngày đăng : 15:40 09/10/2013 (GMT+7)  

Những thông tin quan trọng về Quốc tang Tướng Giáp

(Kienthuc.net.vn) - Đây là một số thông tin quan trọng trong 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, như viếng lúc nào, thời tiết ra sao, trang phục, hoa, cờ rủ thế nào...
Về việc treo cờ rủ, có nhiều nước quy định trong quốc tang cờ tang treo lưng lửng giữa giữa chiều cao của cột cờ. Tuy nhiên cũng có nước còn quy định, trong trường hợp có quốc tang, phía trên quốc kỳ có một dải băng đen.
Đối với Việt Nam, khi có quốc tang, cờ tang được quy định treo như bình thường nhưng có kèm theo một dải băng đen phía trên.Tại Thông tư 01/2010/TT-BNG của Bộ Ngoại giao Việt Nam hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì có quy định chặt chẽ hơn một chút về cờ tang: “Cờ tang được treo cao trên đỉnh cột cờ, phía trên quốc kỳ Việt Nam đính một dải băng đen. Dải băng đen có chiều rộng bằng 01/10 chiều rộng của quốc kỳ, chiều dài tối thiểu bằng 1/2 chiều dài của quốc kỳ.

Còn Điều 10, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP (17/12/2012) quy định, cờ rủ phải có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ) và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay. 
 

Trên đây mới chỉ là 3 trong số nhiều bài báo trên nhiều tờ báo khác đã Hướng dẫn một nghi lễ quốc gia hết sức tùy tiện như vậy. Chưa kể có rất nhiều trang diễn đàn, blog đã đăng lại những "hướng dẫn" sai trái đó.
Google.tienlang xin nhấn mạnh: Từ ngày 05/10/2013 chúng tôi đã đăng bài Cờ rủ trong Quốc tang ở VN quy định ra sao?
Tại đây chúng tôi đã nói rõ những quy định trong pháp luật VN về việc treo cờ rủ trong Quốc tang, cả những quy định trước đây và quy định hiện hành ra sao. Tiếc rằng những nhà báo, tác giả những bài mà chúng tôi trích dẫn trên kia không có kiến thức pháp luật nên không hiểu một điều rằng: Nghị định của Chính phủ đương nhiên phải có thứ bậc hiệu lực pháp lý cao hơn Thông tư của Bộ hoặc các văn bản hướng dẫn của địa phương. Hơn nữa, chúng tôi đã đưa tin:
"Ngày 17 tháng 12 năm 2012 Chính phủ ban hành nghị định mới, đó là NGHỊ ĐỊNH số 105/2012/NĐ-CP VỀ TỔ CHỨC LỄ TANG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, theo đó việc treo cờ rủ trong Lễ Quốc tang đã được thay đổi khá nhiều. Theo đó:
cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay)”.
Như vậy, tất cả những quy định trước đây liên quan đến nghi thức treo cờ rủ trong Quốc tang đã hết hiệu lực. Việc các nhà báo nhắc đến Thông tư số 01/2010/TT-BNG ngày 25/7/2010 của Bộ Ngoại giao hoặc hướng dẫn của Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Đồng Tháp ... nhưng không nói rõ rằng những quy định này đã hết hiệu lực khiến bạn đọc nhầm lẫn rằng bây giờ có thể vẫn làm theo những hướng dẫn đó dẫn đến sự tùy tiện, mỗi nơi làm mỗi kiểu. Điều này rõ ràng là sự vi phạm Nghị định số 105/2012/NĐ-CP! 

Cuối cùng, Chúng tôi xin nhắc lại, quy định hiện hành của Chính phủ về nghi thức treo cờ rủ trong Quốc tang thể hiện trong Điều 10 NGHỊ ĐỊNH số 105/2012/NĐ-CP VỀ TỔ CHỨC LỄ TANG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC:
cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay)”. 
Và như vậy, tất cả những mẫu cờ rủ thể hiện trong các tấm hình trên các tờ báo mà chúng tôi trích dẫn trên kia đều là sai với quy định hiện hành.
Lê Hương Lan
============= 
Bài chép từ Cô Tiên
Xem thêm cùng nguồn:
 

Cờ rủ trong Quốc tang ở VN quy định ra sao?

Lời dẫn: Sau khi đăng bài CỘNG ĐỒNG BLOGGER VN ĐỂ TANG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP  lên trang fb của Hội Những người Phản bác "Tuyên bố 258" tại địa chỉ https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/permalink/1413141215581050/ thì tại đó đã có một cuộc tranh luận nho nhỏ về lá cờ rủ trong Nghi lễ Quốc tang ở VN. Để trả lời cho các bác, các anh chị em thành viên nói riêng và bạn đọc nói chung, Google.tienlang xin giới thiệu những quy định của pháp luật về lá cờ rủ trong Quốc tang ở Vệt Nam.
**********


Trước đây, theo Điều 8 của QUY CHẾ TỔ CHỨC LỄ TANG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC KHI TỪ TRẦN (Ban hành kèm theo Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ) thì việc quy định về cờ rủ khá sơ sài: “cờ rủ, có dải băng tang” là được. Tại Thông tư 01/2010/TT-BNG của Bộ Ngoại giao Việt Nam Hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì có quy định chặt chẽ hơn một chút về cờ tang: “Cờ tang được treo cao trên đỉnh cột cờ, phía trên quốc kỳ Việt Nam đính một dải băng đen. Dải băng đen có chiều rộng bằng 01/10 chiều rộng của quốc kỳ, chiều dài tối thiểu bằng 1/2 chiều dài của quốc kỳ.”

Trong cả 2 văn bản quy phạm pháp luật này không hề nói đến việc dải băng tang phải buộc lá cờ.

Chính vì vậy có thành viên của Hội Những người Phản bác “Tuyên bố 258” là thành viên Donga Doan đưa ra tấm hình cờ rủ trong Quốc tang tại Hội trường Thống Nhất - TP.HCM, nơi tổ chức tang lễ nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công diễn ra ngày 10/9/2011 thực ra cũng không đúng với quy định tại thời điểm đó khi có việc lá cờ phải có dải băng đen buộc lại:
 

Cũng trong Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch Võ Chí công, duy chỉ có lá cờ tại Quảng trường Ba Đình là được treo đúng quy định:


Cùng trong Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch Võ Chí Công, lá cờ rủ được treo tại Phủ Chủ tịch: 


Tại Rạp Tháng Tám:


 Tại trụ sở Tài chính Dầu khí:


Tại Khách sạn Nikko:



Tại Ga Hà Nội: 



Ngày 17 tháng 12 năm 2012 Chính phủ ban hành nghị định mới, đó là NGHỊ ĐỊNH số 105/2012/NĐ-CP VỀ TỔ CHỨC LỄ TANG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, theo đó việc treo cờ rủ trong Lễ Quốc tang đã được thay đổi khá nhiều. 
Cụ thể: “cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay)”.

Từ khi ban hành Nghị định này (ngày 17 tháng 12 năm 2012) tới nay, Việt Nam chưa có lần nào tổ chức quốc tang. Do vậy, trên mạng chưa có tấm hình cờ rủ nào được treo theo đúng quy định nêu trên. Tấm hình mà thành viên Donga Doan đưa ra là lá cờ treo tại Hội trường Thống Nhất – TP Hồ Chí Minh trong Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch Võ Chí Công ngày 10/9/2011 tuy có dải băng đen buộc lá cờ nhưng chưa đúng với quy định mới là “chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ”.



Trong khi chưa có mẫu cờ rủ mới theo đúng quy định hiện hành, BQT Hội quyết định vẫn tạm thời sử dụng mẫu cờ rủ cũ- lá cờ từng treo tại Quảng trường Ba Đình vào ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch Võ Chí Công 10/9/2011:


 =====

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258" TRẢ LỜI THƯ MỜI ĐỐI THOẠI CHỦA NHÓM "TUYÊN BỐ 258"


 
Hương Lan Lê
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258"
Trả lời thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên”

Vừa qua chúng tôi VÔ TÌNH đọc được thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” ký tên 20 thành viên của nhóm “Tuyên bố 258” trên một số blog, facebook phía bên các bạn nhóm “Tuyên bố 258”. Cũng vì chúng tôi không trực tiếp được các bạn gửi đến trang blog/facebook của HỘI nên băn khoăn, liệu đây có phải lời mời chân thành không hay là chiêu trò quen thuộc như kiểu bạn Phạm Thanh Nghiên gửi thư cho Võ Khánh Linh nhưng block, không cho bạn Võ Khánh Linh vào gửi thư trả lời, cũng như giả vờ không biết thư trả lời được Võ Khánh Linh “gửi gắm” trên FB bạn Mẹ Nấm Gấu, rồi tự sướng trên Facebook nhà mình vì đối phương không dám “đối thoại”?

Nhưng xét trong thời đại công nghệ thông tin, những chiêu trò, thủ thuật trẻ con đó chẳng đáng đếm xỉa. Khi thư mời đã đăng công khai trên Facebook của các bạn thì chúng tôi cũng nên có tiếng nói và mong rằng thư này sẽ được HIỆN trên Facebook của 20 người ký tên và trang Dân Làm Báo (nơi mà chúng tôi thấy cập nhật khá đầy đủ, sớm nhất những bài viết liên quan đến nhóm Tuyên bố 258” nhưng chưa từng xuất hiện bài viết nào của thành viên HỘI chúng tôi)?
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258" chính thức KHÔNG THỂ và thấy KHÔNG CẦN THIẾT thực hiện lời mời “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” vì những lý do chúng tôi đưa ra sau đây.

Chúng tôi thấy KHÔNG CẦN THIẾT là:
Thứ nhất, lý do và cơ sở để chúng tôi phản bác Tuyên bố 258 đã được chúng tôi nêu rất rõ ràng, rành mạch trong các bản sau:

- LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN VÀO BẢN PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258...
- CỘNG ĐỒNG BLOGGER VIỆT NAM PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258"...
- Thư của cộng đồng nhóm blogger Phản bác "Tuyên bố 258"

Trong đó chúng tôi đã khẳng định Điều 258 Bộ luật Hình sự là đúng đắn, cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức và các cá nhân trong xã hội, là sự bảo vệ lợi ích của đa số trước thiểu số, cá nhân có hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Điều luật này phù hợp với tinh thần Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và các Điều 18,19, 20 trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Quyền Chính trị. Điều luật này là sự cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác. Quan trọng nhất điều luật này được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam, chỉ được thay thế và sửa chữa bởi Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ không một thế lực nào, quốc gia nào hay cơ chế nào có thể can thiệp, chi phối quyền lực của cơ quan đại diện nhân dân Việt Nam này.

Chúng tôi chứng minh rất rõ rằng hành động của nhóm Tuyên bố 258 tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông để vận động họ gây sức ép Nhà nước Việt Nam (không đúng chủ thể) hủy bỏ Điều 258 BLHS là cách thức YÊU NƯỚC CỦA TRẦN ÍCH TẮC, thậm chí nhiều người đã chứng minh và phê phán nặng nề hơn là “cõng rắn cán gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ”…

Thứ hai, các bạn Tuyên bố 258 cho rằng “Những hoạt động vận động này đã được sự đồng tình và hưởng ứng của nhiều công dân Việt Nam. Sự quan tâm cao của quốc tế và việc các cơ quan, đại sứ quán, tổ chức đã gặp và nhận Tuyên bố 258 là một minh chứng cụ thể.” thì chúng tôi đã chứng minh cho các bạn thấy, trong 20 ngày, bản PHẢN BÁC Tuyên bố 258 đã thu được 657 chữ ký hợp lệ (trong số gần 1000 chữ ký) và chúng tôi đã hình thành được Cộng đồng HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258" với những thành viên nhiệt huyết, trẻ trung.

Thứ ba, các thành viên sáng lập, thành viên tích cực của HỘI chúng tôi đã công khai đối thoại, tranh luận, trả lời các bài viết, thậm trí cả đài RFA kể cả trong các tình huống phía các bạn không thực sự cởi mở, dân chủ, tôn trọng chút nào, nếu không muốn nói rằng bì ổi, vô liêm sỉ như thành viên nhóm Tuyên bố 258 Nguyễn Lân Thắng (và khá nhiều thành viên Tuyên bố 258 đã công khai ủng hộ cách thức hành xử của thành viên Nguyễn Lân Thắng), đơm đặt như Đoan Trang và mạng nặng sự hằn học, sỉ nhục của trình độ văn hóa, nhận thức thấp kém như Phạm Thanh Nghiên… Chúng tôi thấy cảnh cửa “đối thoại trên tình thần dân chủ đa nguyên” quá hẹp, cùng lắm mới chỉ dừng ở khẩu hiệu các bạn đưa ra mà ít có khả năng trở thành hiện thực.

Chúng tôi thấy KHÔNG THỂ đối thoại được với các bạn nhóm Tuyên bố 258 vì:

Thứ nhất, các tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính thuộc báo Nhân Dân là nơi chúng tôi không có quan hệ, không biết và không đủ khả năng yêu cầu. Nhà phê bình văn học Đông La không phải là thành viên của HỘI, bác Đông La từ chối ký tên vào bản Phản bác Tuyên bố 258 vì cho rằng KHÔNG ĐÁNG. Bởi vậy chúng tôi không thể NGANG HÀNG mà THẢO LUẬN hay ĐỒNG Ý được với các tác giả trên “về thời gian, địa điểm và những nguyên tắc điều hành thảo luận” với các bạn được. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về HY VỌNG KHÔNG THỂ CÓ này.

Thứ hai, từ lý do căn bản nêu trên nên các bước 2,3,4 được các bạn VẼ ra như “Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam" như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực”, “Các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước đồng đăng tải Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 để nhân dân được biết và có một cái nhìn khách quan” hay “ Bất kể ai quan tâm đều có thể đến tham dự, tự do ghi hình buổi tranh luận và công bố trên mạng truyền thông xã hội” xem ra quá HÃO HUYỀN với chúng tôi và các bạn.

Thứ ba, chúng tôi đánh giá cao và nhận thấy việc báo Nhân dân, Công an nhân dân, Phụ nữ today hay báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đã đưa tin, phản ảnh, bình luận về hoạt động, lập luận tranh luận và phản bác của 2 nhóm Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 là sự quan tâm của báo chí với dư luận xã hội, mặc dù 2 nhóm chúng ta mới chỉ chiếm số lượng rất khiêm tốn trong hàng triệu triệu blogger/facebooker đang sinh hoạt trên mạng xã hội. Thông thường mà thấy những báo lớn, có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội đó chỉ quan tâm đến những vấn đề bức xúc, cấp thiết của đa số nhân dân hay cộng đồng, độc giả của họ, nhưng việc làm này đã chứng tỏ các báo trên thực sự đi sâu sát với thực tiễn cuộc sống, quan tâm hơn đến nhu cầu THIỂU SỐ. Bởi vậy chúng tôi thấy các bạn đưa ra các YÊU CẦU khủng như trên là điều kiện để ĐỐI THOẠI xem như làm khó với chúng tôi, là sự BẤT KHẢ THI. Yêu cầu một trong số các báo trên đã là khó khăn, các bạn còn TƯỞNG TƯỢNG đến cả hệ thống báo chí ĐỒNG ĐĂNG TẢI Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258, chúng tôi nghĩ chắc chỉ có Tổng thống Obama quên đi hiện trạng nước Mỹ hiên nay sang thăm Việt Nam thời điểm nay may chăng có được ĐẶC ÂN đó.

Tóm lại, chúng tôi nhận thấy lời mời của các bạn là KHÔNG KHẢ THI, có vẻ như nhằm TRÌNH DIỄN là chính. Bởi vậy những mục tiêu như hướng tới “ tinh thần "nhân dân làm chủ" và mỗi công dân đều có quyền lên tiếng về mọi vấn đề liên quan đến đất nước; trong ước muốn xây dựng nền tảng cho một xã hội thực sự dân chủ và đa nguyên ” được tạo dựng, thể hiện trên những nền tảng THIẾU CHÂN THÀNH, THIẾU TÍNH XÂY DỰNG như thế thật đáng lo ngại.

Điều đáng lưu ý nữa là trong danh sách các bạn ký tên, các bạn hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh như Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Sỹ Hoàng, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Châu Văn Thi dùng địa danh “Sài Gòn”. Nếu nói các bạn QUÊN tên địa danh là sự xúc phạm, nhưng ít nhất là các bạn đã thể hiện sự thiếu TÔN TRỌNG TỐI THIỂU trong đề nghị gửi đến chúng tôi và các cơ quan truyền thông, nếu nói nặng nề hơn là sự hoài vọng của các bạn về một chính thể đã CHẾT vì sự PHI NGHĨA, PHẢN BỘI DÂN TỘC của nó đã được chứng minh bằng LỊCH SỬ cha anh ta

Dù đưa ra các lý do nêu trên, nhưng HỘI chúng tôi vẫn sẵn sàng trả lời, đối thoại, tranh luận bất cứ vấn đề gì phía các bạn nêu ra trên tinh thần TÔN TRỌNG lẫn nhau và thể hiện mong muốn đối thoại thực sự. Chúng tôi cũng xin lỗi cho việc trả lời chậm chễ vì lý do đã nêu trên (không được các bạn gửi trực tiếp dù rằng chúng tôi có địa chỉ email, blog, facebook công khai) và mới đây thôi admin Hương Lan Lê của chúng tôi liên tục bị report tài khoản facebook vì chiêu trò rất hạ cấp nào đó.
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258"
Địa chỉ blog: http://phanbactuyenbo258.blogspot.com/
Địa chỉ facebook: 
https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com
====
Mời xem thêm:

 Thư ngỏ của LS Vũ Văn Tính gửi các bạn mời tranh luận về Điều 258 BLHS

Lời dẫn: Luật sư Vũ Văn Tính hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Paris 2 - Cộng Hòa Pháp. Ông từng có bài viết “Ngôn luận và giới hạn của tự do ngôn luận” được đăng trên Báo Nhân dân. Sau khi hay tin nhóm "Tuyên bố 258" mời ông và đại diện Hội Những người Phản bác "Tuyên bố 258" tham dự một cuộc tranh luận, vừa mới đây, từ Paris, luật sư Vũ Văn Tính có lá thư ngỏ dưới đây. Xin trân trọng gửi đến bạn đọc.

Thư ngỏ gửi các bạn mời tranh luận,

Hôm nay tôi mới đọc trên mạng và biết được rằng mình có tên trong danh sách những người được mời tham gia tranh luận về điều 258 BLHS của Việt Nam. Tôi có thể không viết thư này vì lời mời đó thực tế không được gửi trực tiếp đến email cá nhân của tôi nhưng do phép lịch sự xã giao nên tôi viết thư ngỏ này để chuyển tới các bạn thông điệp rằng tôi sẽ không tham gia buổi tranh luận. Lý do:

1. Thứ nhất tôi không có thời gian ở Việt Nam: hiện nay tôi đang ở Paris và công việc nghiên cứu không cho phép tôi nhiều thời gian để về VN tham gia buổi tranh luận.

2. Thứ hai, theo tôi buổi tranh luận sẽ không thể đi đến một kết quả như mọi người mong muốn bởi tranh luận là để chỉ ra ai đúng, ai sai có nghĩa là phải có một bên thứ ba đứng ra làm trọng tài để chỉ ra kết quả cuối cùng. Đây không phải là một vụ tranh chấp nên không thể đưa nhau ra tòa hoặc ra trọng tài được mà là tranh luận về một điều luật của một quốc gia. Như vậy, về lý thuyết, phải có ít nhất 51% số đại biểu Quốc Hội tham dự với tư cách trọng tài thì may ra buổi tranh luận mới có thể diễn ra đúng nghĩa. Điều đó là không tưởng. Nếu không có người trọng tài sẽ làm mất thời gian của các bên vì mỗi bên đều tìm cách bảo vệ quan điểm của mình và câu chuyên sẽ dễ rơi vào cảnh “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, hai bên có thể tranh luận cả năm cũng không thể đi đến hồi kết.

3. Thứ ba, một điều luật không đơn giản là các con chữ sắp xếp lại với nhau mà nó là cả một học thuyết pháp lý. Để đưa ra được một học thuyết như thế vào trong một điều luật đã phải có sự tranh luận của nhiều luật gia và những người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này và nhất là phải được đa số đại biểu quốc hội chấp thuận. Như vậy để sửa đổi hay thay thế một điều trong Bộ luật hình sự cũng phải đòi hỏi ý kiến của những người có chuyên môn sâu về khoa học hình sự. Bản thân tôi tự thấy mình chỉ có kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh nên không muốn đưa ra các ý kiến một cách chủ quan về những vấn đề mà không phải lĩnh vực chuyên sâu của mình. Ngay như bài viết “Ngôn luận và giới hạn của tự do ngôn luận” của tôi cũng chỉ đơn thuần mang tính giới thiệu cho bạn đọc một cái nhìn về tự do ngôn luận của Châu Âu và nước Pháp chứ không phải là một bài viết mang tính khoa học.

Người ta nói không có điều luật nào đúng hoặc sai, chỉ có hợp lý hay không hợp lý mà thôi và theo Heghel “cái gì hợp lý thì tồn tại”. Các nhà lập pháp cũng không thể không biết câu châm ngôn La Mã “cessante ratione legis cessat ejus disposition” (luật ngừng lại ở nơi ngừng lại của các lý lẽ). Lấy một ví dụ tại Pháp: vừa qua quốc hội Pháp đã thông qua luật công nhận hôn nhân đồng giới. Trước đó để phản đối dự luật này trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn đăng tải các ý kiến của các luật gia và không chủ nhật nào ở Paris không có biểu tình phản đối, có những cuộc biểu tình quy mô tới hàng chục ngàn người. Nhiều hiệp hội dân sự cũng phát động phong trào thu thập chữ ký và gửi thư ngỏ đến hàng trăm tổ chức quốc tế có trụ sở tại Paris, danh sách những người tham gia ký tên phản đối thì không thể thống kê được. Thậm chí có người đã tự tử ngay trước cửa Nhà Thờ Đức Bà Paris để phản đối. Kết quả: điều luật vẫn được cả hai viện thông qua. Như vậy việc thông qua điều luật đó không thể không có lý do chính đáng dù cả ngàn người phản đối?

Theo như văn hóa tranh luận mà tôi được biết thì nếu ai cảm thấy một vấn đề nào đó không hợp lý liên quan đến một điều luật thì có thể viết các bài viết mang tính khoa học (có lập luận logic, có dẫn chứng, đối chiếu so sánh với các hệ thống luật pháp khác) nêu ra sự bất hợp lý của điều luật đó và gửi cho các tạp chí chuyên ngành, các diễn đàn xã hội có uy tín hoặc gửi thẳng cho các đại biểu quốc hội. Người Việt Nam có câu “nói phải củ cải cũng phải nghe”, nếu các đại biểu quốc hội thấy hợp lý thì dù các bạn không yêu cầu người ta cũng sẽ tìm cách đưa vào dự án luật hoặc dùng các ý kiến của các bài viết đó để tranh luận tại quốc hội.

Paris, ngày 5 tháng 10 năm 2013.
Luật sư Vũ Văn Tính
Email: tinh.avocat77(a)gmail.com

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

CỘNG ĐỒNG BLOGGER VN ĐỂ TANG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Dẫu biết rằng sinh tử tại mệnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hưởng đại thọ 103 tuổi, ở cái tuổi xưa nay rất hiếm gặp. Người đã trút hơi thở cuối cùng lúc 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Thi hài của ông đã được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng. Đất nước Việt Nam- dân tộc Việt nam may mắn đã có Người. Để tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với Đại tướng, thay mặt Hội những người Phản bác "Tuyên bố 258", chúng tôi đề nghị tất cả thành viên:
1-Đổi hình trang bìa blog hoặc trang  fb cá nhân của mình là tấm hình dưới đây:

2- Đổi hình đại diện của mình là tấm hình Cờ rủ dưới đây:
T/M Hội Những người Phản bác "Tuyên bố 258"
Lê Hương Lan