Trong loạt “bão” thông tin trên mạng
về hai cha con ông Hồ Văn Thanh – Hồ Văn Lang tại Quãng Ngãi thời gian qua, thực
sự rất hiếm hoi có một bài báo nào được nhìn nhận, mổ xẻ dưới một góc nhìn nhân
văn, khách quan thực sự. Cảm giác như phần đa các nhà báo khi có ý định tiếp cận,
viết bài về hai con người không may này, đều theo xu hướng tìm kiếm, thậm chí tự
suy diễn những chi tiết gây sốc, mục đích không khác ngoài câu view cho bài viết,
cho tờ báo của mình mà thôi`.
Giọt nước làm tràn ly, khi một số
báo đồng loạt lên tiếng đả phá ông Hồ Thanh Lâm, là người thân của hai cha con
ông Hồ Văn Thanh – Hồ Văn Lang, hiện đang trực tiếp chăm sóc họ. Các nhà báo
cho rằng, ông Lâm đã “kinh doanh người rừng”, khi “ra giá” cho các nhà báo mỗi
lần phỏng vấn “người rừng” là 1 triệu đồng, còn thăm nhà là 4 triệu đồng. Cộng
đồng mạng đã có khá nhiều tranh cãi quanh loạt bài này, trong đó có không ít ý
kiến bức xúc trước việc làm của ông Lâm, cá biệt hơn, một số người còn đẩy cao
vấn đề đến mức độ xét lại tư cách, đạo đức của ông Hồ Thanh Lâm.
Vậy thực hư những lời “ra giá” đó
là như thế nào?
Trước khi đi vào chi tiết cụ thể
này, Giải Độc Thông Tin cho rằng đến tận bây giờ, cách dùng từ “người rừng” của
các nhà báo dành cho 2 cha con không may kia, là một cách gọi thực sự thiếu thiện
cảm, thiếu tình người. Chúng ta có thể thông cảm được nếu cách gọi này xuất hiện
trong ngày một ngày hai từ khi vụ việc được phát giác, khi mà mọi dữ liệu còn
mơ hồ. Nhưng đến khi chính quyền địa phương đã xác minh, công bố thông tin về
thân nhân của họ rộng rãi, thậm chí cả danh tính của bao nhiêu người thân thích
ruột thịt, mà nhà báo vẫn vô tư giật title “người rừng” thì quả là có vấn đề.
Trớ trêu thay, không những là các nhà báo, mà rất nhiều các bạn blogger,
fabooker đang nhân danh văn hóa, nhân danh lương tri trên mạng cũng hồn nhiên
như vậy. Đó thực sự là điều đáng tiếc.
Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề
“ra giá” của ông Lâm, Giải Độc Thông Tin đã gặp được một bài viết khá hay, đăng
trên một trang blog cá nhân, có địa chỉ từ http://khaidon.wordpress.com. Bài viết
thể hiện quan điểm của tác giả, về sự cảm thông cho ông Hồ Văn Lâm với những nỗi
khó chịu trước sự đeo báo dai dẳng của các nhà báo.
Xin được trích dẫn một đoạn như
sau:
“BẠN CÓ MỆT KHÔNG NẾU 1 NGÀY PHẢI TRẢ LỜI 100 CÂU HỎI GIỐNG NHAU?
Nếu chỉ là một nông dân bình thường, hẳn người ta sẽ phải phát điên lên
vì những câu hỏi kiểu:
Người rừng đêm đêm có hú như
sói không?
Người rừng có biết nói tiếng
người ko?
Chú dẫn tôi đi xem nhà cha con
người rừng đi?
Người rừng có ăn thịt sống không?
Cảm nghĩ của gia đình khi lần đầu tiên gặp lại người rừng sau 40 năm?
Một cuộc sống bình thường vốn không quá giàu có mà bỗng nhiên bị quấy rầy
bởi đàn đàn lũ lũ những nhà báo đến xôn xao với hàng trăm câu hỏi hẳn là cũng
chả bình thường được nữa. Và bỗng nhiên, người cháu ấy nghĩ có thể kiếm
thêm tiền từ việc cứ phải dắt hết người này đến người kia lên rừng, làm “tour
guide” cho “Người Rừng Trekking” suốt cả ngày cả tuần thì e cũng là một suy
nghĩ dễ dàng xuất hiện trong đầu họ” hết trích.
(http://khaidon.wordpress.com/2013/08/17/nguoi-rung-hay-su-khon-kiep-cua-nhung-nguoi-hien-dai/)
Giải Độc Thông Tin cho rằng, đó
là một sự chia sẻ hợp lý, và phù hợp với thực tế. Dù ngôn ngữ cá nhân có thể
hơi mạnh, nhưng đã mổ xẻ đúng cốt lõi vấn đề. Ở đây, tại sao các nhà báo lại
cho phép mình được đặc quyền làm phiền họ đến mức nhàm chán và phát khùng lên
như vậy? Xin đừng đòi hỏi ở cha con ông Thanh và ông Lâm những quy định, lập luận
cao xa về nghiệp vụ hay quyền hạn báo chí. Xin hãy
nhớ rằng, trước hết họ là những người nông dân lam lũ. Họ cần lương thực, họ
cần được yên ổn để làm ăn, họ cần tiền để chữa bệnh cho người thân của họ đã
không may ẩn dật cả một đời trong rừng sâu biền biệt. Nhà báo khi tiếp cận họ
thì hãy nghĩ đến điều đó trước, hãy giúp họ bằng những gì cụ thể, thiết thực,
chứ không phải là sử dụng đặc quyền nhà báo để rồi vô tư kiếm tiền trên chính
sự không may của họ, và rồi khi không được đáp ứng, lại quay ra phê phán, công
kích họ.
Báo Tuổi
trẻ online, ngày 16/8/2013, cũng ngay lập tức có bài về sự kiện này. Theo đó,
do quá khó chịu về sự đeo bám, hoạnh họe của các nhà báo, mà ông Lâm đã thẳng
thừng nói như vậy. Mục đích, chẳng có gì ngoài việc muốn “cắt đuôi” các anh nhà
báo lỳ lợm và nhàm chán.
Đây là
đường dẫn của bài báo trên.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/564085/bi-lam-phien-gia-dinh-nguoi-rung-doi-tien-phong-van.html
Thực ra,
với góc độ cá nhân, chúng tôi cho rằng những ý kiến của ông Lâm, tưởng buồn
cười nhưng lại là …hợp lý. Các phóng viên không phải là tác nghiệp miễn phí, họ
có chế độ của họ khi đi thực hiện những loạt bài dạng như thế này, vậy hà cớ gì
họ không chia sẻ quyền lợi đó cho chính đối tượng mà họ đang khai thác? Chưa
kể, việc tiếp cận thường xuyên của họ còn tạo ra rất nhiều điều không hay, như
ảnh hưởng tới thời gian làm việc của ông Lâm, gây sợ hãi cho ông Thanh (do chưa
quen với người lạ), thậm chí chính quyền địa phương cũng phải có các phương án
để đảm bảo trật tự trên địa bàn…
Sự việc
cơ bản đã rõ, Giải Độc Thông Tin mong muốn bạn đọc sẽ có những cái nhìn tỉnh
táo, khách quan hơn trước những lời áp đặt dành cho người nông dân Hồ Văn Lâm,
cũng như hai cha con ông Hồ Văn Thanh – Hồ Văn Lang. Việc cần làm bây giờ không
phải là soi mói, hay đánh giá họ qua những bài viết dạng cảm tính như vậy, mà
hãy để cho họ yên, và nếu có thể thì hãy giúp họ, động viên họ sớm ổn định, hòa
nhập cuộc sống bằng cả tinh thần và vật chất. Họ không phải là người rừng, họ
là những con người không may mắn. Hãy tôn trọng họ từ cách gọi tên của họ, hãy
giúp họ sớm phục hồi sức khỏe, sớm ổn định tinh thần, sớm hòa nhập với thế giới
văn minh, hãy giúp ông Hồ Văn Thanh được tận hưởng những tháng ngày cuối đời
bên cạnh những người thân yêu ruột thịt của mình sau hơn bốn mươi năm xa cách,
đơn giản thế mà thôi.
Ban biên tập Giải Độc Thông Tin.
Cần phải giúp đỡ họ, những người đã phải chịu nhiều thiệt thòi
Trả lờiXóaBạn nói đúng, tôi hoàn toàn ủng hộ
XóaKhông nên nhìn nhận mọi vấn đề một cách đơn giản được, phải xem tổng thể thế nào mới có thể kết luận
Trả lờiXóaKết luận ông Luân có tội hay không phải dưa vào quy định của pháp luật, không thể nói đại được
Trả lờiXóa